10 tháng 1 2023

Lợi và hại, cơ hội và thách thức khi bán hàng trên Shopee

  Chúng ta hãy cùng phân tích SWOT kế hoạch: Bán hàng trên Shopee.

STRENGTH (ĐIỂM MẠNH) 

       - Đây là kênh bán hàng mạnh đã được thị trường chấp nhận. 

      Hỗ trợ sẵn: 

        + công cụ quảng cáo (chỉ cần vài cái bấm là bạn đã có thể chạy 1 chương trình quảng cáo, chi phí quảng cáo thì linh động theo khả năng túi tiền của bạn), 

        + công cụ tìm kiếm, công cụ quản lý bán hàng, công cụ phân tích số liệu,

        + theo dõi được lượt xem của khách hàng: từ đó giúp chủ shop đánh giá được mức độ hiệu quả của bài đăng. Như là nếu khách vào xem sản phẩm nhiều nhưng lại không đặt hàng --> thì shop cần xem xét lại hình ảnh, thông tin, hoặc giá cả của mình so với các cửa hàng khác như thế nào.

      Shopee thường hỗ trợ phí giao hàng.

WEAK (ĐIỂM YẾU) 

 

Chợ cũng rất đông người bán: cạnh tranh lượt hiển thị

Người bán không tiếp cận trực tiếp được khách nên giai đoạn đầu (tầm 6 tháng) không bán hàng dựa trên chất lượng sản phẩm.

Tốn phí dịch vụ: bao gồm phí dịch vụ 2,5%, phí thu hộ 2,5%.

Số lượng bán nhỏ giọt: tốn phí nhân sự đóng gói giao hàng.

Chi phí quảng cáo chưa chắc thu lại được đơn hàng (khi người click xem không mua): phí tính trên lượt click xem.

Hiện tại, Shopee đã ẩn số điện thoại liên lạc của khách hàng. Cho nên, nếu bạn có ý định bán trên Shopee để thu thập thông tin khách hàng rồi tiến hàng liên lạc để sale lâu dài, thì bây giờ không thể làm như vậy nữa nha. 

Shopee ship tối đa không quá 120kg, dài x rộng x cao không quá 180x80x80cm.

 

OPPORTUNITY (CƠ HỘI)


    Người bán có thể tiếp cận rất nhiều khách hàng nhỏ lẻ.

      Bán được hàng lẻ.

      Có thể dùng để quảng cáo thương hiệu, chủ yếu đến khách lẻ. Trong số khách lẻ, có thể 1 số người sau này trở thành khách sỉ.

      Có thể tận dụng khi doanh nghiệp chưa xài hết công năng sản xuất + thời gian của người lao động

 

  

THREAT (THÁCH THỨC) 


 Chủ shop không kiểm soát được comment của khách.

Nếu bị khóa tài khoản thì sẽ mất toàn bộ công sức gầy dựng.

Nếu công ty sở hữu shopee phá sản: thì công sức gầy dựng shop có thể cũng mất luôn.

Nếu doanh nghiệp không phải đang chưa tận dụng hết thời gian của người lao động, thì cân nhắc chi phí nhân sự đóng hàng giao hàng với tiền lời nhận được trên đơn hàng nhỏ lẻ.

Trong quy định kích thước đóng gói hàng Shopee áp dụng từ 16/2/2021, các đơn vị vận chuyển sẽ chỉ nhận các bưu kiện có kích thước hoặc khối lượng thuộc các giới hạn sau: 

Đơn vị vận chuyển

Giới hạn kích thước (cm)

Giới hạn cân nặng (kg)

Giao Hàng Nhanh

200

100

Viettel Post

140

100

Vietnam Post Nhanh

150

100

Vietnam Post Tiết Kiệm

150

100

J&T Express

180

70

Ninja Van

150

100

Shopee Xpress

60

15

GrabExpress

60

30

Shopee Xpress Instant

60

30

BEST Express

180 x 80 x 80

120

beDelivery

60

20

Giao Hàng Tiết Kiệm

100

20

Ahamove

50 x 50 x 50

30


Nếu mà shop thấy đơn hàng của mình chưa đạt mức trọng lượng/ kích thước tối đa, mà đã bị báo: không đặt hàng được vì vượt trọng lượng/ kích thước vận chuyển --> thì shop hãy vào cài đặt để xem lại: mình đã bật ON cho đơn vị vận chuyển nhận giao hàng cồng kềnh chưa nha.

Ngoài ra còn có vấn đề là: khi shipper không tới nhận hàng (thường vào các dịp lễ, tết, các đơn hàng bị quá tải, hoặc vì lý do nào đó mà shipper không tới nhận hàng) thì cửa hàng KHÔNG CÓ CƠ HỘI xác nhận tình trạng đó với trang Shopee. Trên trang web sẽ mặc nhiên ghi nhận (đúng hơn là “chụp mũ”) là do cửa hàng không giao hàng đúng hạn. à Quan điểm của mình rất không thích kiểu “chụp mũ” này. Cho nên mình vẫn là kêu gọi các chủ cửa hàng cố gắng tự mình kinh doanh, không lệ thuộc hoàn toàn vào các sàn giao giao dịch thương mại như Shopee hay Tiki, Lazada,… Ban đầu có thể dựa vào chúng, nhưng phải có cái nhìn lâu dài, xây dựng nền tảng để tự thân vận động.

Phí quảng cáo Shopee
Phí quảng cáo Shopee

Quảng cáo khám phá: là Shopee sẽ lôi sản phẩm được quảng cáo lên và cho hiển thị trong tầm nhìn của người xem. Nếu người xem lướt qua sản phẩm đó, không click vào thì thôi. Nếu họ click vào, thì lượt click đó sẽ được tính phí. Cứ như vậy cho đến khi xài hết ngân sách hàng ngày mà bạn đã đặt ra. Sau đó thì sản phẩm đó sẽ được hiển thị theo cách thông thường, không được ưu tiên đẩy lên trước nữa. Và bây giờ, nếu khách có bấm vào xem thì sẽ không bị tính phí quảng cáo trên lần click chuột nữa.

Còn mấy phần quảng cáo khác thì cái tên đã nói lên cách nó hoạt động rồi, nên mình không có giải thích.

Từ khóa chính xác: ví dụ như bạn tìm "nhà carton We Sweet Home" là từ khóa chính xác.

Từ khóa mở rộng: sẽ là "nhà carton We Sweet Home tại Hồ Chí Minh"

Ví dụ khác cho dễ hiểu nè: từ khóa chính xác "thùng carton", từ khóa mở rộng là " thùng carton tại Bình Dương"

Mình kết thúc bài phân tích của mình ở đây. Các bạn có kinh nghiệm gì thêm, hoặc có ý kiến gì đóng góp, bổ sung thì comment mình cám ơn nhé. Cái gì cũng có ưu khuyết điểm. Mong các bạn tiếp nhận bài viết cởi mở, comment mang tính xây dựng nha.

0 comments:

Đăng nhận xét